Lịch sử địa chất Núi St. Helens

Các giai đoạn phun trào cổ xưa

Kiến tạo mảng của dãy núi Cascade

Các giai đoạn phun trào trước đây của St. Helens là vào thời "Ape Canyon Stage" (cách đây khoảng 40-35 ngàn năm), "Cougar Stage" (cách đây 20-18 ngàn năm), và "Swift Creek Stage" (cách đây 13-8 ngàn năm).[16] Giai đoạn phun trào hiện đại kể từ 2500 TCN được gọi là "Spirit Lake Stage". Nhìn chung, các giai đoạn trước Spirit Lake stages được gọi là các "giai đoạn cổ". Các giai đoạn cổ và hiện đại khác nhau cơ bản về thành phần dung nham phun trào; các dung nham cổ bao gồm hỗn hợp của dacitandesit, trong khi giai đoạn hiện đại thành phần thay đổi hoàn toàn ngược lại từ bazan olivin đến andesit và dacit).[17]

St. Helens bắt đầu cao lên trong thế Pleistocen cách đây 37.600 năm, trong suốt giai đoạn Ape Canyon, với thành phần gồm trođá bọt nóng của dacit và andesit.[17] Cách đây 36.000 năm, dòng lũ bùn lớn đã đổ xuống từ đỉnh núi lửa;[17] các dòng lũ bùn này có vai trò quan trọng trong các chu kỳ phun trào của núi St. Helens. Phun trào trong giai đoạn Ape Canyon kết thúc cách đây 35.000 năm và sau đó là thời kỳ tương đối yên tĩnh kéo dài 17.000 năm. Các phần của nói núi lửa cổ bị vỡ ra và được vận chuyển đi nơi khác bởi các sông băng cách đây 14.000 đến 18.000 năm trong suốt giai đoạn cuối của thời kỳ băng hà hiện tại.[17]

Giai đoạn phun trào thứ 2 (Cougar Stage) bắt đầu cách đây 20.000 năm và kéo dài 2.000 năm.[17] Dòng mảnh vụn gồm đá bọt và tro nóng cùng với dung nham phát triển mạnh trong suốt giai đoạn này. Một giai đoạn ngủ yên khác kéo dài 5.000 năm sau đó, để bắt đầu cho giai đoạn phun trào Swift Creek. Trong giai đoạn sau này chủ yếu bao gồm các dòng mảnh vun, phát triển các vòm và lớp phủ cùng với tephra, giai đoạn này kết thúc cách đây 8.000 năm.

Giai đoạn phun trào Smith Creek và Pine Creek

Sau giai đoạn ngủ yên kéo dài khoảng 4.000 năm, một giai đoạn tái phun trào cách đây 2500 TCN hay còn gọi là giai đoạn phun trào Smith Creek. Đặc trưng của giai đoạn này là phun tro và đá bọt mày vàng nâu bao phủ hàng ngàn dặm vuông. Vụ phun trào vào năm 1900 TCN là vụ phun trào lớn nhất của núi St. Helens trong thế Holocen với các bằng chứng là khối lượng các lớp tephra tích tụ trong giai đoạn này. Giai đoạn phun trào này kết thúc cách đây khoảng 1600 TCN và để lại một lớp vật liệu trầm tích dày 46 cm kéo dài 80 km mà bây giờ thuộc công viên quốc gia núi Rainier. Các dấu vết tích tụ còn được phát hiện ở công viên quốc gia Banff thuộc Alberta về phía đông bắc, và phía đông nam và đông Oregon.[18] Tổng thể tích vật liệu phun trào lên đến 10 km3 trong vòng bán kính này,[18] và sau đó là giai đoạn ngủ yên khoảng 400 năm.

Núi St. Helens thức dậy khoảng vào năm 1200 TCN - giai đoạn phun trào Pine Creek.[18] Giai đoạn này kéo dài cho đến năm 800 TCN và đặc trưng bởi các đợt phun trào có khối lượng vật chất phun ra ít hơn. Các dòng mảnh vụn gần như nóng đỏ, đặc tràn xuống từ sườn của St. Helens và chảy đến gần các thung lũng cạnh đó. Dòng lũ bùn lớn lấp đi một phần của thung lũng sông Lewis kéo dài 64 km trong khoảng thời gian từ 1000 TCN đến 500 TCN.

Gác giai đoạn phun trào Castle Creek và Sugar Bowl

Giai đoạn phun trào tiếp theo có tên gọi là Castle Creek, giai đoạn này bắt đầu vào khoảng 400 TCN, và thành phần dung nham thay đổi với nhiều olivinebasalt hơn.[19] Đỉnh hình nón trước năm 1980 bắt đầu hình thành trong giai đoạn Castle Creek. Thêm vào đó, các dòng dung nham thường chứa nhiều mảnh vụn và bột là điểm đặc trưng trong giai đoạn này. Các dòng dung nham andesit và bazan lớn phủ nhiều phần của núi, bao gồm một dòng có tuổi khoảng 100 TCN chảy tràn trong các thung lũng sông Lewis và Kalama.[19] Các dòng khác như Cave Basalt chảy dài đến 9 dặm (14 km) từ nơi phun trào.[19] Trong suốt thế kỷ thứ nhất, các dòng bùn di chuyển 30 dặm (50 km) xuống các thung lũng sông Toutle và Kalama và có thể đã đến sông Columbia. Sau đó là giai đoạn ngủ yên 400 năm.

Giai đoạn phun trào Sugar Bowl diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và có những điểm khác biệt với các giai đoạn khác trong lịch sử phun trào của núi St. Helens. Nó đã tạo ra vụ nổ trực tiếp theo phương thẳng ngang rõ ràng trước vụ phun trào năm 1980.[20] Trong giai đoạn Sugar Bowl, núi lửa lần đầu tiên phun trào một cách êm lặng tạo thành địa hình vòm, sau đó phun trào dữ dội ít nhất tạo ra 2 lần thể tích tephra, tích tụ vật liệu của vụ nổ, dòng mảng vụn (pyroclastic) và lahar.[20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Núi St. Helens http://adsabs.harvard.edu/abs/2004AGUFM.V53D..01H http://pubs.er.usgs.gov/usgspubs/cir/cir850D http://pubs.usgs.gov/sim/2006/2928/ http://vulcan.wr.usgs.gov/Imgs/Jpg/MSH/MSH08/MSH08... http://vulcan.wr.usgs.gov/Imgs/Jpg/MSH/MSH08/MSH08... http://vulcan.wr.usgs.gov/Volcanoes/MSH/Publicatio... http://vulcan.wr.usgs.gov/Volcanoes/MSH/Publicatio... http://vulcan.wr.usgs.gov/Volcanoes/MSH/descriptio... //doi.org/10.1016%2Fj.yqres.2003.11.002 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v...